Bệnh thoái vị đĩa đệm cột sống là bệnh lý khiến cho người mắc gặp nhiều bất tiện và đau đớn trong cuộc sống hàng ngày. Với bệnh này mà không được điều trị sớm thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Cấu tạo của cột sống?
Có thể bạn không biết cấu tạo của cột sống con người là một loạt đốt xương xếp chồng lên nhau. Cột sống bao gồm 7 đốt xương ở cổ, 12 đốt xương ở phần lưng trên và 5 đốt ở phần lưng dưới. Chiều dài của cột sống kết thúc ở phần xương cụt ở đáy.
Giữa các đốt xương này sẽ có một lớp sụn (được ví như đĩa đệm nhỏ). Đĩa đệm này sẽ có tác dụng hấp thu các lực từ các hoạt động hàng ngày của bạn: đi bộ, chạy, vác nặng,…
Cấu tạo của mỗi đĩa đệm có 2 phần. Phần bên trong là lớp mềm, bên ngoài là màng cứng. Nếu cột sống bị tổn thương thì sẽ làm cho phần bên trong đĩa đệm nhô ra ngoài. Tình trạng này được các chuyên gia gọi là trượt hoặc thoát vị đĩa đệm.
>> Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không
Khi chứng thoát vị đĩa đệm mà tác động đến các dây thần kinh xung quanh, thì bạn sẽ cảm giác bị đau, tê ở các vùng cơ mà dây thần kinh ý chi phối. Nếu bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng, thì bạn phải phẫu thuật để định vị lại phần đĩa đệm bị tổn thương hoặc phải loại bỏ.
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Theo như nghiên cứu thì việc thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ đây trong chiều dài cột sống. Nhưng khu vực dễ bị mắc bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống nhất là phần lưng dưới với các dấu hiệu thường gặp như sau:
Tê và đau
Những người bị mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thì sẽ gặp phải tình trạng đau và tê một bên cơ thể. Những cơn đau và tê này sẽ kéo dài từ tay xuống tới chân. Những dấu hiệu này sẽ trở nên nặng hơn vào ban đêm hoặc bạn đi nhiều hay thay đổi tư thế đột ngột.
Đột nhiên yếu cơ không biết nguyên nhân
Để cấu tạo nên cột sống sẽ có một hệ thống dây thần kinh phức tạp cùng với mạch máu. Một trong số đó là hệ thống dây thần kinh chi phối các hoạt động của cơ bắp. Vì thế khi cột sống bị tổn thương thì cơ bắp sẽ bị suy yếu đi đáng kể. Khi cơ bắp suy yếu sẽ khiến bạn giảm khả năng nắm giữ và khuân vác đồ.
Cũng theo các chuyên gia thì những người bị thoát vị đĩa đệm thường sẽ bị ngữa ban, mẩn đỏ ở vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm ở mỗi người sẽ khác nhau về cấp độ. Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống như đau nhức, tê cứng thì hãy đến gặp bác sỹ đề được tư vấn và nên phác đồ điều trị càn sớm càng tốt.
Thoát vị đĩa đệm cột sống được phát hiện như thế nào?
Nhằm đứa ra chuẩn đoán chính xác nhất cho bệnh thoát vị đĩa đệm này, bác sỹ sẽ thực hiện những phương pháp là tìm kiếm nguyên nhân gây ra những cơn đau mà bạn đang chịu đựng. Việc này sẽ liên quan đến kiểm tra thần kinh và sự khỏe mạnh của cơ bắp hay khi di chuyển bạn có bị đau và tê không. Ngoài ra các bác sỹ còn hỏi bạn về tiền sử bệnh, hay nhìn trực tiếp các triệu chứng trên cơ thể. Điều này sẽ giúp các bác sỹ có chuẩn đoán chính xác về bệnh hơn.
Sau khi đã thực hiện khám lâm sàng thì các bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số thủ tục xét nghiệm hình ảnh. Việc thực hiện xét nghiệm hình ảnh này để xem xương cột sống của bạn có điều gì bất thường hay bị tổn thương ở đâu không. Thông qua hình ảnh bác sỹ sẽ biết được vùng cột sống bị tổn thương nếu có. Các phương pháp xét nghiệm hình ảnh thường được dùng là:
– X – quang
– Quét CT
– Chụp MRI
Khi đưa ra chuẩn đoán cuối cùng, bác sỹ sẻ dựa vào xét nghiệm hình ảnh và kiểm tra thể chất để kết luận bạn có bị thoát vị đĩa đệm hay không. Từ việc chuẩn đoán này bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bạn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống
Theo các chuyên gia thì việc điều trị thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc rất nhiều vào triệu trứng mà bệnh nhân gặp phải. Đơn giản nhất của việc điều trị là tập luyện thể dục thể thao kết hợp với thuốc. Nặng hơn thì phải thực hiện phẫu thuật can thiệp nhằm giúp bệnh nhân có thể hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
Nhưng đa số các trường hợp đều được các bác sỹ chỉ định thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu, nhằm giúp cơ kéo dài và nâng sức mạnh cho cơ lưng. Nếu bạn áp dụng các bài tập đều đặn đúng chỉ định của bác sỹ thì sau một thời gian sẽ thấy được hiệu quả, chúng sẽ củng cổ sức mạnh cho cột sống của bạn.
Đối với những trường hợp nặng, khi sử dụng thuốc không hiệu quả thì sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ áp dụng cho những trường hợp mà cơn đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Bác sỹ sẽ thực hiện ca phẫu thuật để loại bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương, với kỹ thuật này còn được gọi là vi phẫu thuật.
Còn đối với những trường hợp bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân thì sẽ được thực hiện phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo. Với kỹ thuật này sẽ được giới chuyên mon gọi là ghép cột sống để tăng them sự ổn định cho cột sống.
Theo nghiên cứu gần đây nhất thì hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mà được điều trị bằng y khoa bài bản đều nhận được kết quả khả quan. Những dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm giảm dần theo thời gian trong khoảng 5 tuần từ khi bắt đầu điều trị.
Tham Khảo: đau khớp gối là bệnh gì
Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bệnh thoát vị đĩa đệm liên quan mật thiết tới tuổi tác. Những người cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh càng cao, vì thế nhiều khả năng không thể phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột song này. Nhưng có cách giúp bạn làm chậm quá trình lão hóa đĩa đệm cột sống:
– Cân bằng cân năng với thể trạng
– Tập thể dục thể thao thường xuyên
– Thực hiện luôn ngồi thẳng lưng và không ngồi một tư thế quá lâu
Nhà Thuốc Hương Giang
Đơn vị cung cấp sản phẩm dược phẩm chất lượng cao.
Địa chỉ: 102 P. Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0972 76 99 88
Email: huonggiangnhathuoc@gmail.com
Website: nhathuochuonggiang.com
Fanpage: Facebook