Bệnh viêm gan B có lây không, lây qua đường nào?

bệnh viêm gan b có lây không

Bệnh viêm gan B có lây không? đây là vấn đề hiện đang là thắc mắc chung của nhiều người khi số lượng người mắc bệnh lý này đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam trong những năm gần đây. Những thông tin được tổng hợp từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết nhất trước vấn đề này. Từ đó ý thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm gan B, một bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Vài nét về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lý gây ra bởi virus viêm gan B hay còn được gọi tắt là HBV. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan, suy gan hay thậm chí là ung thư gan.

Virus viêm gan B hiện đang là mối đe dọa rất lớn với toàn nhân loại. Thống kê từ Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) ghi nhận, hiện trên thế giới có khoảng 400 triệu người mắc bệnh viêm gan B mãn tính. Riêng ở Việt Nam, số người nhiễm virus viêm gan B chiến tới khoảng 20% dân số.

Bệnh lý này có những triệu chứng không rõ ràng nên cản trở rất nhiều đến việc phát hiện sớm. Rất nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh nhưng vẫn không hề hay biết. Sau đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:

  • Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon
  • Thường xuyên nôn ói, đổ mồ hôi
  • Đau nhức xương khớp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Vàng da, vàng mắt
  • Sưng chướng bụng
  • Nước tiểu vàng sẫm, phân sẫm màu

Khi phát hiện những triệu chứng trên, tốt nhất nên sớm thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm gan B có lây không? Lây qua đường nào?

Viêm gan B được xếp vào nhóm các bệnh truyền nhiễm. Virus HBV được ghi nhận là có cơ chế lây nhiễm tương tự như virus HIV. Tuy nhiên, khả năng lâu nhiễm của HBV còn cao gấp cả 100 lần so với virus HIV.

Bên cạnh đó, virus HBV còn có thể sống ở ngoài tự nhiên tới khoảng 1 tháng hoặc hơn trong khi virus HIV thì không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể cũng như không thể lây nhiễm trong môi trường tự nhiên. Chính vì thế mà virus HBV được cảnh báo là còn nguy hiểm hơn cả virus HIV.

Cần lưu ý rằng, mặc dù bệnh rất dễ lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau nhưng lại không lây qua tiếp xúc thông thường hay qua ăn uống. Dưới đây là 3 con đường lây nhiễm chính của virus viêm gan B mà bạn cần nắm rõ để chủ động phòng tránh:

1. Lây nhiễm từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh viêm gan B thì khả năng truyền bệnh sang con là tương đối cao. Tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể của thai kỳ mà sẽ có tỷ lệ lây truyền bệnh khác nhau.


Bệnh viêm gan B có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ

Tỷ lệ chỉ khoảng 1% nếu ở 3 tháng đầu thai kỳ nhưng khi đến 3 tháng giữa thì đã lên đến 10% và ở 3 tháng cuối là tận 70%. Đặc biệt, khảo sát cho thấy, nguy cơ lây nhiễm sang con sẽ lên tới tận 90% sau khi sinh nếu mẹ không có biện pháp bảo vệ khắt khe.

2. Lây truyền qua đường máu

Đây cũng là một con đường lây truyền rất phổ biến của bệnh viêm gan B mà bạn cần đặc biệt chú ý. Virus HBV sẽ lây truyền rất dễ dàng qua hiến máu, truyền máu hay kể cả xăm hình… nếu các dụng cụ được dùng không được khử trùng đúng cách.

Bên cạnh đó thì việc sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh viêm gan B cũng sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh. Điển hình như dùng chung bàn chải đánh răng hay dao cạo râu, bấm móng…

3. Lây truyền qua quan hệ tình dục

Ở nước ta, đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận bệnh viêm gan B lây truyền qua đường tình dục. Nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ rất cao nếu thực hiện hành vi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh.

Virus có trong dịch tiết của người bệnh sẽ dễ dàng lây nhiễm hay thâm nhập vào cơ thể của bạn chỉ thông qua những vết xước nhỏ và di chuyển vào máu. Virus HBV có khả năng lây nhiễm qua tất cả các hành vi tình dục khác giới hay đồng giới.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B

Hiện nay, việc tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B được cho là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Sau khi sinh, trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B càng sớm càng tốt (trong vòng khoảng 24 giờ). Còn 2 – 3 liều sau đó cần được tiêm với khoảng thời gian cách nhau ít nhất là 4 tuần.

Bên cạnh việc tiêm vắc xin thì một số khuyến cáo sau cũng có thể giúp bạn phòng tránh, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh:

  • Quan hệ tình dục an toàn, cần sử dụng bao cao su dù quan hệ với bất cứ hình thức nào.
  • Sử dụng bơm kim tiêm mới đã được vô trùng. Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm với bất cứ ai.
  • Không làm răng, xăm hình, châm cứu… ở những cơ sở không đảm bảo uy tín.
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải răng, kìm bấm móng… với người khác.
  • Cần băng kín khi cơ thể có những vết thương hở.
  • Thăm khám để tầm soát bệnh nếu vợ chồng bạn có ý định mang thai. Khi mắc bệnh hãy thực hiện các biện pháp dự phòng truyền nhiễm mà bác sĩ chỉ định.
  • Trường hợp không may mắc bệnh khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý nghiêm túc điều trị theo phác đồ từ bác sĩ. Đồng thời chủ động thăm khám thường xuyên để dự phòng bệnh tái nhiễm và đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Như vậy, bài viết đã đưa ra nhận định trước thắc mắc của nhiều người “bệnh viêm gan B có lây không?”. Đồng thời vạch trần rõ các con đường lây nhiễm của bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác về bệnh lý này, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để được giải đáp chi tiết hơn.


Nhà Thuốc Hương Giang

Đơn vị cung cấp sản phẩm dược phẩm chất lượng cao.

Địa chỉ: 102 P. Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0972 76 99 88

Email: huonggiangnhathuoc@gmail.com

Website: nhathuochuonggiang.com

Fanpage: Facebook

Đăng ký tư vấn ngay Gọi Hotline ngay Chat Zalo với chúng tôi Chat Facebook với chúng tôi Đăng ký tư vấn ngay Gọi Hotline ngay Chat Zalo với chúng tôi Chat Facebook với chúng tôi
mail
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY
icon
icon